Địa chỉ: 190A Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, HCM

Email: huynhngocvinh2711@gmail.com

Hotline: 0907 851 799

Follow us Facebook

Cách xử lý tình huống để tránh mất mát khi xe ô tô đi vào vùng ngập nước

Tin Tức

Tin Tức

Cách xử lý tình huống để tránh mất mát khi xe ô tô đi vào vùng ngập nước

Ngày đăng : 09/12/2023 - 10:51 PM

Trận mưa vào đêm và sáng nay 23/5 đã gây ra tình trạng ngập lụt sâu trên một số tuyến đường tại Hà Nội. Ghi nhận ở đại lộ Thăng Long và một số khu vực lân cận cho thấy hàng dài ô tô, xe máy phải bì bõm lội qua những đoạn nước sâu đến vài chục cm và không ít xe ngập nước đã phải "nằm đường".

Theo nhiều chuyên gia về kỹ thuật ô tô, khi xe không may đi vào đoạn đường ngập nước mà không được xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ hỏng hóc rất nặng, đồng thời có ảnh hưởng dai dẳng về sau. Chi phí để sửa chữa đối với các xe bị hỏng hóc do ngập nước cũng rất "mặn" và chiếc xe đó về sau sẽ khó bán.

Dưới đây là một số hư hỏng mà ô tô của bạn có thể gặp phải khi không may ngập nước và cách khắc phục:

Xe bị thủy kích

Thủy kích luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của hầu hết các tài xế sau khi di chuyển mắc phải những vùng ngập nước, đặc biệt những trường hợp xe bị ngập sâu. Đây là loại hỏng hóc nặng và phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để khắc phục.

Xe ô tô đi vào vùng ngập nước, xử lý thế nào-1

Thuỷ kích là hiện tượng xe ô tô chết máy do nước qua đường hút gió tràn vào buồng đốt của xi-lanh khi động cơ đang hoạt động khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy.

Nếu lúc này, lái xe cố khởi động lại động cơ, hệ thống hút gió sẽ tiếp tục hoạt động, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để nén khí gặp lực chặn của nước lọt vào buồng đốt sẽ làm ép tay biên (tay dên) biến dạng.

Theo các kỹ sư ô tô, xe bị thuỷ kích sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề, nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước; nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ, thậm chí thủng vỡ lốc máy. Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Ngoài ra, thuỷ kích còn khiến nhiều bộ phận khác trên xe bị ảnh hưởng về sau.

So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn do động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, các bộ phận của động cơ dễ bị phá huỷ nặng nề hơn. Các dòng xe sedan hay hatchback cỡ nhỏ do thiết kế họng hút giá thấp nên dễ bị tràn nước vào dẫn đến thuỷ kích hơn các dòng xe SUV hay bán tải.

Để hạn chế xe bị thuỷ kích, cần tránh tối đa việc đi xe vào nơi ngập nước. Trong trường hợp xe đã bị ngập sâu, lái xe tuyệt đối không khởi động xe ngay mà cần đợi chiếc xe khô ráo rồi mới khởi động lại để tránh hỏng hóc không đáng có.

Hư hỏng hệ thống điện

Điện là hệ thống dễ bị hư hỏng nhất nhất khi xe ô tô ngập nước. Khi nước ngập và ảnh hưởng đến hệ thống điện có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, rất nguy hiểm. Hệ thống điện gặp vấn đề sẽ khiến đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh giải trí,… tê liệt, thậm chí hỏng hóc toàn bộ.

Ngay cả khi chiếc xe hết ngập, hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe và khu vực điều khiển trung tâm vẫn có thể còn đọng nước bên trong dẫn đến chập cháy. Do vậy, cần kiểm tra lại và xịt khô toàn bộ tiếp điểm, giắc nối, dây diện và các cọc của bình ắc-quy trước khi khởi động xe.

Cần kiểm tra lại và xịt khô các bộ phận trong khoang máy, đặc biệt là các tiếp điểm, giắc nối, dây điện, các cọc của bình ắc-quy để tránh chập cháy. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Hư hỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu

Kể cả khi được nắp chặt, nước từ bên ngoài rất có thể sẽ lọt vào hệ thống cung cấp nhiên liệu khi chiếc xe bị ngập sâu trong nhiều giờ. Xe bị ước lọt vào bình nhiên liệu sẽ khiến ô tô xuất hiện hiện tượng như máy rung giật, mất công suất, có tiếng kêu lớn từ động cơ, xe đang chạy bị tắt máy,…

Xe ô tô đi vào vùng ngập nước, xử lý thế nào-2

 

 

Các chuyên gia khuyên rằng, khi thấy các hiện tượng trên cũng không nên cố nổ máy lại mà nên kéo xe đi kiểm tra tại các trung tâm sửa chữa ô tô. Nếu có nước trong bình xăng, có thể tháo hoặc hút phần nước lắng phía dưới bình xăng. Còn khi chiếc xe "dính" quá nhiều nước, bắt buộc phải tháo và vệ sinh toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Các chi tiết nội thất nhanh xuống cấp

Cùng với các hệ thống máy, điện và hệ thống cung cấp nhiên liệu, nội thất của chiếc xe cũng bị ảnh hưởng nặng nề nếu chiếc xe bị ngập sâu đến mức nước tràn vào bên trong. Những chi tiết nội thất như kim loại, da, nỉ, đệm mút,... có thể không hư hỏng ngay mà xuống cấp sau một thời gian xe bị ngập nước. Nước còn khiến nội thất xe rất dễ bị ẩm mốc sau một thời gian sử dụng.

Nước “xâm nhập” vào bên trong xe còn làm cho các bộ phận mạ kim loại hay ốc vít tại các cánh cửa và sàn xe hoen gỉ. Do vậy, khi chiếc xe bị ngập sâu, tất cả các bộ phận nội thất như ghế ngồi, thảm, trải sàn, các vị trí bắt vít,… cần được lập tức sấy khô.

Một số kinh nghiệm khi lái xe qua vùng ngập nước

- Chú ý quan sát và ước lượng: Đầu tiên, đi chậm hoặc dừng xe lại hoàn toàn trước đoạn đường ngập để quan sát những xe đi trước để ước lượng độ sâu của mực nước. Nếu có những chiếc xe tương tự như xe mình qua được thì mới cho xe qua, không nên cố lội nước quá sức để tránh rủi ro.

- Đi số thấp, tắt điều hoà: Khi đã xác định xe bạn có thể lội qua được vùng nước sâu, hãy về số thấp và đi đều chân ga để tránh nước vào buồng đốt hoặc ống xả. Đồng thời, tắt điều hòa nhiệt độ để không ảnh hưởng đến công suất của xe. Không dừng xe đột ngột hoặc mở cửa ở vùng nước sâu trừ trường hợp bất khả kháng.

- Kiểm tra xe sau khi vượt qua đoạn ngập: Sau khi đi qua đoạn đường ngập, nên dừng lại kiểm tra lại xe một lần trước khi tiếp tục hành trình. Loại bỏ cỏ rác, cành cây bị mắc vào thân xe và kiểm tra xem nước đã bị chui vào khoang lái hay chưa, nếu có thì ngay sau đó phải tiến hành sấy khô để tránh hư hỏng các bộ phận của xe.

Copyright@carmudi.vn

Bài viết khác

Cách xử lý tình huống để tránh mất mát khi xe ô tô đi vào vùng ngập nước

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0907 851 799