Địa chỉ: 190A Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, HCM

Email: huynhngocvinh2711@gmail.com

Hotline: 0907 851 799

Follow us Facebook

Ngửi mùi xăng có gặp nguy hiểm không? Cách sơ cứu khi ngộ độc xăng

Tin Tức

Tin Tức

Ngửi mùi xăng có gặp nguy hiểm không? Cách sơ cứu khi ngộ độc xăng

Ngày đăng : 09/12/2023 - 11:04 PM

Mùi xăng có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương

Nguy hiểm tiềm tàng khi ngửi mùi xăng

Ngửi mùi xăng nhiều có hại không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo cơ quan thống kê bệnh và chất độc hại của Mỹ (ATSDR), trong xăng thường chứa hơn 150 hóa chất trộn lẫn với nhau. Trong đó lượng benzen nhỏ trong xăng là một chất vô cùng nguy hiểm và độc hại với cơ thể. Khi ngửi mùi xăng nhẹ, có thể gây chóng mặt, nhức đầu, nặng hơn thì gây tử vong, mất nhận thức. 

Mùi xăng có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương

 

 

Xăng hít vào có thể dễ dàng xâm nhập vào máu, các hóa chất bên trong nó như benzene, có thể gây bệnh bạch cầu. Lượng xăng nhỏ đến vừa phải có thể gây chóng mặt, nhức đầu, hưng phấn, khó chịu, buồn ngủ và mất trí nhớ. Tuy nhiên, người ngửi mùi xăng có thể bị ảo giác, co giật, mất ý thức và thậm chí  dẫn đến ngộ độc xăng khi hít quá nhiều mùi xăng dầu.

Các công nhân sửa máy chạy bằng xăng, dầu có nguy cơ mắc các bệnh về da cao hơn người khác do nó thẩm thấu qua da và gây nên dị ứng da, các bệnh về da liễu, ung thư da… Vậy nên, ngửi mùi xăng nhiều rất độc hại cho cơ thể và gây ra những triệu chứng ảnh hưởng đến thần kinh của con người.

xăng gây nên dị ứng da, các bệnh về da liễu, ung thư da

Ít người sử dụng bảo hộ lao động

Tuy xăng có nhiều tác hại đến sức khỏe, nhưng nhiều cửa hàng bán xăng dầu hay các trung tâm sửa chữa vẫn chưa tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động. Trong khi đây là nơi mà người lao động tiếp xúc thường xuyên với độc tố có trong xăng. 

Bên cạnh đó, mặc dù theo Thông tư số 26/2013 của Bộ LĐTB-XH quy định phụ nữ không được làm nghề bơm xăng dầu. Nhưng trên thực tế có rất nhiều cây xăng vi phạm điều này.

Ít người sử dụng bảo hộ lao động

 

 

Nhiều người vẫn nghĩ mùi xăng không độc hại

Xăng có một lượng nhỏ benzen thực chất là một hydrocacbon ở dạng vòng, có khả năng tạo mùi thơm nhẹ nên rất kích thích và quyến rũ khứu giác của con người. Vì thế, nhiều người có sở thích khá quái dị là ngửi mùi xăng. Nhưng nếu hành động này diễn ra thường xuyên có thể gây nghiện, gây ức chế hệ thần kinh trung ương.

Vì vậy, nhân viên bán xăng hay sửa chữa cần được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Cần trang bị đeo trang mặt nạ để ngăn khí và bụi, đeo găng tay, kính bảo vệ mắt, quần áo bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp hay phải ngửi mùi xăng. 

Bên cạnh đó, khí thải xăng dầu cũng có những chất rất độc, có thể gây ung thư hoặc gây kích thích như benzen, acid H2S, CO, cacbon... Vì vậy, khuyến cáo mọi người khi tham gia giao thông cần tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách sử dụng các loại khẩu giúp bảo vệ đường hô hấp, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn.

Cách sơ cứu khi ngộ độc xăng

Khi bị ngộ độc xăng, một lượng nhỏ xăng khi vào dạ dày sẽ không gây hại nhiều, nhưng chỉ vài giọt xăng cũng sẽ gây ra vấn đề hô hấp nghiêm trọng nếu bị hít vào phổi. Không khuyến khích nạn nhân nôn ra hoặc dùng những phương pháp chữa mẹo.

Cách sơ cứu khi ngộ độc xăng:

Nếu nạn nhân bị ngộ độc xăng và bất ngờ nôn ra xăng. Hãy giúp họ cúi về phía trước để tránh hít vào và dùng nước súc miệng. Sau đó, cho nạn nhân uống nước hoặc nước quả ép sau khi súc miệng với nước. Nếu nạn nhân bất tỉnh hoặc không thể tự uống. Hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. 

Lưu ý:

  • Không cho nạn nhân uống sữa nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì sữa có thể khiến cơ thể hấp thụ xăng nhanh hơn.
  • Không nên uống các loại nước có chất carbonate, vì chúng sẽ khiến nạn nhân ợ nhiều hơn.
  • Tránh các thức uống có cồn ít nhất trong 24 giờ.
  • Không hút thuốc lá trong vòng 72 tiếng. Khói thuốc lá cũng có thể khiến tổn thương phổi do xăng càng trầm trọng hơn.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi ngửi mùi xăng nhiều có độc hại không và cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng. Mong rằng, bạn sẽ có thêm kiến thức về cách tự bảo vệ sức khỏe mình và những người thân yêu!

Copyright@carmudi.vn

Bài viết khác

Ngửi mùi xăng có gặp nguy hiểm không? Cách sơ cứu khi ngộ độc xăng

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0907 851 799